Chiếm giữ tài sản trái phép bị xử phạt như thế nào
Bạn tôi nhận được 300 triệu chuyển nhầm vào tài khoản, nhưng không báo cho ngân hàng cũng không nộp cho công an mà tiêu xài hết xong bỏ trốn khỏi nơi cư trú, liệu bạn tôi có sao không ạ?
Quy định pháp luật liên quan
Nghĩa vụ hoàn trả
Căn cứ quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự năm 2015, về nghĩa vụ hoàn trả như sau:
Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
- Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Chiếm giữ tài sản trái phép
Căn cứ quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Kết luận
Như vậy việc nhận tiền chuyển khoản nhầm mà không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc không ra ngân hàng làm việc để trả lại cho chủ sở hữu khoản tiền đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trái pháp luật.
Hành vi cố tính không trả lại số tiền 300 triệu mà người khác chuyển nhầm và cũng không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm, lại dùng để tiêu xài xong bỏ trốn thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc có thể truy cứu TNHS về Tội chiếm giữ trái phép tài sản với mức phạt tù cao nhất lên tới đến 05 năm.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi, nếu bạn có bất kì vướng mắc gì về những vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ các vụ án hình sự nhé.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm soát thủ tục hành chính
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey [...]
Xử phạt hành vi vi phạm lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
LawKey xin gửi đến bạn đọc những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý về mức xử phạt hành vi vi phạm lạm dụng vị trí [...]