Chính sách giá điện theo quy định của pháp luật hiện hành
Pháp luật quy định như thế nào về chính sách giá điện? Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện là gì? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Chính sách giá điện
Điều 29 Luật Điện lực 2004 quy định về chính sách giá điện như sau:
– Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.
– Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
– Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
– Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
– Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.
Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện
Việc lập và điều chỉnh giá điện được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
– Chính sách giá điện.
– Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.
– Quan hệ cung cầu về điện.
– Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.
– Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.
Giá điện và các loại phí
– Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.
– Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng; cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo sự phân công của Chính phủ.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.
– Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.
– Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo thời điểm giao dịch trên thị trường điện lực và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố phù hợp với quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 21 của Luật Điện lực 2004.
Trên đây là nội dung bài viết Chính sách giá điện theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Quy định của pháp luật hiện hành về thanh toán tiền điện
Chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện
Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất?
Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động tiền gửi? Pháp [...]
Ngân sách nhà nước được quản lý như thế nào? Quỹ dự trữ tài chính là gì?
Ngân sách nhà nước là các khoản thu, chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.Vậy [...]