Cho mượn chứng minh thư để đóng bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi
Em có một người em họ do chưa đủ tuổi lao động nên mượn em chứng minh thư của em để đi làm. Nhưng không may là người em họ này đã rút được hết bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội 1 lần rồi. Rồi gần đây bên BHXH tỉnh họ gọi nói bảo hiểm của em bị trùng và yêu cầu là em và người kia lên giải quyết. Em giờ rất lo lắng, không biết làm sao. Mong rằng luật sư có thể cho em hướng giải quyết vấn đề này để giảm tổn thất nhất về cho em. Em cảm ơn luật sư nhiều ạ!
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hành vi cho người khác mượn chứng minh thư để đi làm của chị
Tại khoản 4 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Với trường hợp của chị cho người khác mượn chứng minh thư để đi làm là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội 2014. Mặt khác, căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ – CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, hành vi của chị sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi hành vi cho người khác mượn chứng minh thư để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật và hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm .
Xem thêm: Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành
Thứ hai, về thủ tục giải quyết trong trường hợp đóng trùng bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Khoản 7 Mục II Công văn 3663/BHXH – THU về trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động mượn, cho mượn hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
“7. Trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn hồ sơ tham gia BHXH:
7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại Công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO).
Như vậy,
Chị phải nộp sổ bảo hiểm mà đã cho người khác mượn thông tin lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị cư trú để làm thủ tục gộp sổ và điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội. Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chuyển hồ sơ của chị sang Thanh tra Sở xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi chị có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội và đã nộp phạt đúng quy định, thì chị nộp hồ sơ để điều chỉnh nhân thân do mượn tên. Hồ sơ gồm:
- Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của bạn
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
Xem thêm: Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành
Trên đây là nội dung Cho người khác mượn thông tin cá nhân để đóng bảo hiểm xã hội? LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp những vấn đề bạn còn băn khoăn.
Án lệ số 06/2016/AL Về Người thừa kế ở nước ngoài chưa rõ địa chỉ
Án lệ số 06/2016/AL Về Người thừa kế ở nước ngoài chưa rõ địa chỉ Ngày 06 tháng 4 năm 2016, Tòa án nhân dân tối cao đã [...]
Đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài
Nhiều doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật nước ngoài nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chào bán trái phiếu tại [...]