Cho thuê lại lao động là gì? theo Bộ luật lao động 2012
Cho thuê lại lao động là gì? Bộ luật lao động quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động ?
Cho thuê lại lao động là gì?
Điều 53 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy định Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.
Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
Hợp đồng cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
– Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
– Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động.
Xem thêm Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện nay
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Điều 56 BLLĐ quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ sau:
– Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
– Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
– Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
– Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
– Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
– Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
Điều 57 BLLĐ cho phép bên thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ sau:
– Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
– Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
– Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
– Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
– Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
– Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
– Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
Điều 58 BLLĐ quy định về Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại, cụ thể:
– Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
– Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động.
– Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
– Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
– Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
– Thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Trên đây là nội dung Cho thuê lại lao động là gì? theo Bộ luật lao động 2012 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Trình tự cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y là gì? Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay được [...]
Hành vi đập vỡ kính ô tô bị xử phạt như thế nào
Hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp do bức xúc về nhiều vấn đề mà một số cá nhân có hành vi đập phá xe người khác. [...]