Chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
Có thể chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội không? Phải giải quyết trường hợp này như thế nào?
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm của doanh nghiệp
Theo khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, doanh nghiệp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Sổ bảo hiểm xã hội phải ghi nhận toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động. Nội dung ghi trong sổ bảo hiểm xã hội phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Xem thêm: Đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
Một trong những trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp là đóng bảo hiểm xã hội và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Xử lý tình trạng nợ tiền đóng BHXH của doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm cho người lao động thì theo Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 phải đóng đủ tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định. Cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền doanh nghiệp còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Như vậy, người lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng đủ tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN dẫn đến ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động.
Xử phạt vi phạm
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Trên cơ sở khiếu nại bên Thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp với mức phạt cho doanh nghiệp quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
– Phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Xem thêm: Xử lý tình trạng doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm cho lao động
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc “Chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Người thừa kế theo di chúc là ai? theo quy định hiện nay
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy người thừa [...]
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là gì? theo quy định hiện nay
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là gì? Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có nội dung và hình thức như thế [...]