Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật là gì?
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu ( văn bản, hình ảnh, video …) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Vật theo quy định pháp luật thì chữ ký điện tử là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Luật giao dịch điện tử năm 2005
– Nghị định 130/2018/NĐ-CP
1.Chữ ký điện tử là gì?
Ngày nay với sự phát triển của internet và công nghệ thông tin ngày càng cao, doanh nghiệp thường xuyên phải giao dịch thương mại điện tử, nhưng không có gì để đảm bảo cho sự an toàn cho các giao dịch này. Do đó, để đảm bảo an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, khái niệm chữ ký điện tử ra đời. Chữ ký điện tử là đoạn dữ liệu gắn liền với tài liệu gốc để chứng thực tác giả của tài liệu là ai và giúp người nhận kiểm tra tính toàn vẹn của tài liệu gốc.
Chữ ký điện tử được tạo lập như thế nào?
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
2.Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
3.Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
-. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
4.Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
– Các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
– Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
>>>Xem thêm Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá
Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, Luật giá 2012 còn quy định thêm những quyền [...]
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được thực hiện trong các trường hợp nào? Hậu [...]