Chữ ký số theo quy định pháp luật là gì?
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử dựa trên công nghệ mã khóa công khai, chữ ký số đang dần được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy chữ ký số theo quy định pháp luật là gì?
Căn cứ pháp lý: Nghị định 130/2018/NĐ-CP
1.Chữ ký số là gì? Chữ ký số được sử dụng nhằm mục đích gì?
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Mục đích sử dụng chữ ký số
Khi sử dụng chữ ký số bạn có thể xác nhận được nguồn gốc của dữ liệu mà bạn nhận được, hay bạn cũng có thể ký lên dữ liệu của mình để gửi đi để người khác có thể xác định được nguồn gốc của dữ liệu.
Sử dụng chữ ký số để đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu quan trọng, khi dùng chữ ký số dữ liệu của bạn sẽ được đảm bảo không bị chỉnh sửa bởi bên thứ 3, vì nếu dữ liệu bị sửa đổi, người nhận sẽ phát hiện thông tin sai lệch nhờ chữ ký số.
Sử dụng chữ ký số để đảm bảo hợp đồng, văn bản… không thể bị phủ nhận, trong các giao dịch qua mạng khi đối tác gửi cho chúng ta một văn bản,… nhưng sau đó từ chối không nhận văn bản đó không phải là do mình gửi, nhưng với tính không thể phủ nhận của chữ ký số, bạn có thể sử dụng chữ ký số như một bên thứ 3 để làm chứng trước pháp luật.
2.Giá trị pháp lý của chữ ký số
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
– Chữ ký số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
3. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng .
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
>>>Xem thêm Khi nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử?
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản [...]
Bán lẻ rượu, xin cấp giấy phép bán lẻ rượu
Doanh nghiệp bán lẻ rượu phải được cấp giấy phép Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình [...]