Chủ thể quyền đối với giống cây trồng theo quy định hiện nay
Quyền đối với giống cây trồng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Vậy chủ thể quyền đối với giống cây trồng là ai? Lawkey sẽ đưa ra một số vấn đề pháp lý dưới đây:
Tác giả giống cây trồng
Là cá nhân hoặc nhóm người đã dùng nguồn gen cây trồng để chọn tạo, phát triển giống cây trồng.
Tác giả là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng cũng là chủ thể sáng tạo, do vậy pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào việc tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn, tạo hoặc cải tạo các giống cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng.
Xem thêm: Thế nào là tác giả của tác phẩm?
Chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
Là tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng. Chủ văn bằng bảo hộ gồm các chủ thể sau:
– Chủ văn bằng bảo hộ là cá nhân chọn, tạo giống cây trồng bằng công sức và nguồn tài chính của mình. Cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ được cấp. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn, tạo giống để tạo ra giống cây trồng mà không phụ thuộc vào mối quan hệ tài chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính được cấp trong việc chọn, tạo giống để tạo giống cây trồng, là chủ văn bằng bảo hộ được cấp.
– Chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng, trong thời hạn văn bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật.
– Tổ chức chọn tạo giống cây trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng
– Tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân thực hiện nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng thì tổ chức đó là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ của giống cây trồng do cá nhân phụ thuộc vào tổ chức tạo ra. Ngoài ra, giống cây trồng được chọn tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì bên thuê người tạo giống cây trồng có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và khi văn bằng bảo hộ được cấp thì bên này là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng nếu trong hợp đồng hợp tác không có thỏa thuận khác.
Như vậy, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng gồm:
– Tổ chức, cá nhân được ghi nhận và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng
– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình
– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng kí bảo hộ giống cây trồng.
– Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lí thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước.
Trên đây là nội dung Chủ thể quyền đối với giống cây trồng Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn
Nhãn hiệu trùng với tên thương mại chưa sử dụng có trái pháp luật không?
Trường hợp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu trùng với tên thương mại chưa đưa vào [...]
Đăng ký bảo hộ sáng chế
Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra chứ không phải là những gì được con người phát hiện [...]