Chưa đăng ký kết hôn, con có thể mang họ bố không
Chưa đăng ký kết hôn, con có thể mang họ bố không? Pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp này?
Quy định về xác định họ cho con trong trường hợp không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự, họ của cá nhân được xác định như sau: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
Đồng thời, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định khi đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ theo mẹ, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống.
Do đó, khi chưa đăng ký kết hôn, con sẽ vẫn được đăng ký khai sinh theo thủ tục thông thường. Tuy nhiên, phần họ tên, thông tin về người cha sẽ bị để trống và họ của người con sẽ được xác định theo họ mẹ. Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Như vậy, thông thường, khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ mang họ của mẹ, thông tin về người cha sẽ để trống. Tuy nhiên, nếu người cha làm thủ tục nhận con cùng thời điểm đăng ký khai sinh thì Uỷ ban nhân dân sẽ kết hợp cả hai thủ tục nêu trên. Theo đó, họ của con sẽ theo cha hoặc mẹ căn cứ vào thoả thuận của cha, mẹ. Bởi vậy, nếu cha mẹ chưa kết hôn nhưng có thoả thuận con mang họ cha thì khi thực hiện đồng thời hai thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh, đứa trẻ hoàn toàn có quyền được mang theo họ của người cha.
Thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Trên đây là nội dung bài tư vấn. Hãy liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết những vướng mắc và sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín nhé
Dịch vụ xin giấy phép bán buôn rượu uy tín, nhanh chóng
Khách hàng đang có nhu cầu xin giấy phép bán buôn rượu, hãy liên hệ trực tiếp với LawKey để được cung cấp dịch vụ [...]
Bên nhận ủy thác và bên ủy thác trong ủy thác của tổ chức tín dụng
Bên ủy thác và bên nhận ủy thác xác lập mối quan hệ với nhau qua hợp đồng ủy thác. Vậy quyền và nghĩa vụ của mỗi [...]