Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký là nội dung được quy định trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
♣ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.
♣ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;
Không thực hiện yêu cầu chứng thực đúng thời hạn theo quy định;
Chứng thực ngoài trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Từ chối yêu cầu chứng thực không đúng quy định của pháp luật;
Không bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; không niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết, phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực;
Không ghi hoặc ghi không rõ địa điểm chứng thực; thực hiện chứng thực ngoài trụ sở mà không ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực;
Ghi lời chứng không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
Lập, quản lý, sử dụng sổ chứng thực không đúng quy định của pháp luật.
♣ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 02 tờ trở lên;
Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký;
Không ghi lời chứng trong văn bản chứng thực;
Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí, chi phí chứng thực đã được niêm yết;
Không lưu trữ sổ chứng thực, giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký trong thời hạn 02 năm, trừ trường hợp chứng thực chữ ký của người giám định trong bản kết luận giám định tư pháp;
Không thực hiện báo cáo thống kê số liệu về chứng thực định kỳ 06 tháng và hằng năm;
Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ghi vào sổ chứng thực.
♣ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại;
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập mà không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu không còn giá trị sử dụng;
Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi của người chứng thực.
♣ Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
Chứng thực bản sao từ bản chính hoặc chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
Chứng thực bản sao từ bản chính mà không đối chiếu với bản chính;
Chứng thực chữ ký trong trường hợp tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
♣ Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 4 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
♣ Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về văn bản đã được chứng thực tại điểm a khoản 3, các điểm a, b, c và d khoản 4, khoản 5 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định 82/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
♣ Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định 82/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
>>Xem thêm: Tổng hợp các loại văn bản bắt buộc công chứng, chứng thực
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Định đoạt Tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thế nào
ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI THẾ NÀO Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình [...]
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định khác nhau đối với từng loại tài [...]