Chụp tin nhắn đăng lên mạng có vi phạm pháp luật không
Chụp tin nhắn đăng lên mạng có thể là trò tiêu khiển của một số bộ phận người trẻ, tuy nhiên việc này có những hậu quả nguy hại, tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Căn cứ quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 về quyền riêng tư:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Như vậy, trường hợp chụp tin nhắn của mình đăng lên mạng thì không vi phạm, nhưng nếu có hành vi chụp tin nhắn của người khác đăng lên mạng sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.
Hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại các điểm e, g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP,
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:
- Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Như vậy, người nào đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn của người khác lên mạng không được sự cho phép hoặc đăng lên nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, nếu có dấu hiệu tội phạm thì người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
Căn cứ quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015, Người nào thực hiện một trong các hành vi: Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông; Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì tùy vào mục đích, tính chất của hành vi vi phạm mà người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, hành vi chụp tin nhắn của người khác đăng lên mạng là vi phạm pháp luật. Dù ở bất kỳ đâu, với bất kỳ ai thì chúng ta cũng nên tôn trọng quyền riêng tư của họ. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ Lawkey để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng Dịch vụ luật sư bào chữa bảo vệ các vụ án hình sự nhé.
Trình tự thu hồi và hủy bỏ giấy miễn thị thực theo quy định hiện nay
Ở trường hợp nào thì giấy miễn thị thực bị thu hồi, hủy bỏ? Trình tự thu hồi và hủy bỏ giấy miễn thị thực theo [...]
Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu? theo quy định mới nhất
Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu? Xe không chính chủ là trường hợp như thế nào? Người tham gia giao thông đi xe không [...]