Cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt trong giám sát tổ chức tín dụng
Ban kiểm soát đặc biệt được lập ra để giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Vậy cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 11/2019/TT-NHNN
1.Mô hình Ban kiểm soát đặc biệt
Ban kiểm soát đặc biệt được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác;
b) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác.
2.Cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt
– Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử;
b) Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.
– Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3.Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt
– Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng (trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) là một trong các đối tượng sau đây:
a) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
b) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
c) Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
d) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
– Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng (trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) là một trong các đối tượng sau đây:
a) Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
b) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
4. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
a) Ban kiểm soát đặc biệt làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm cá nhân, phù hợp với nội dung, tính chất từng công việc xử lý;
b) Tần suất họp, cơ chế trao đổi thông tin, ra quyết định, tổng hợp ý kiến của các thành viên do Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt quyết định phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
>>>Xem thêm Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Quy định của pháp luật về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý đặc biệt, có khả năng tham gia vào các hoạt động về kinh tế, chính trị, [...]
Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật
Nghị định 50/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/05/2024, trong đó có một số thay đổi mới mà bạn cần biết để làm [...]