Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi không?
Đã đăng ký tạm trú ở một nơi nhưng muốn đăng ký tạm trú thêm ở một nơi khác thì có được không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi không?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân chỉ được đăng ký một nơi thường trú và một nơi tạm trú tại một thời điểm.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 như sau:
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Thủ tục đăng ký tạm trú
♣ Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
♠ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm:
Thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020.
♣ Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Các trường hợp xóa đăng ký tạm trú
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020;
Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: Xin xác nhận thông tin về cư trú ở đâu?
Trên đây là bài viết về: Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cảng biển và các quy định của pháp luật về cảng biển
Cảng biển là gì? Tiêu chí nào để xác định cảng biển? Cách phân loại cũng như chức năng của cảng biển như thế nào? [...]
Năm 2024, ngày đưa Ông Táo về trời là ngày mấy Dương lịch?
Ngày đưa Ông Táo về trời (23 tháng Chạp Âm lịch) năm 2024 là ngày mấy Dương lịch? Và ngày này thì người lao động có được [...]