Có được lập văn bản ủy quyền khi đang ở nước ngoài không?
Việc lập văn bản ủy quyền khi đang ở nước ngoài vẫn còn khá mờ hồ đối với nhiều người. Vậy thủ tục lập ủy quyền này có phức tạp không và được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? LawKey xin gửi thông tin tới bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Các hình thức ủy quyền theo pháp luật
Hiện nay, việc ủy quyền được tồn tại dưới hai hình thức là giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền
Có thể coi là hình thức ủy quyền đơn phương, không cần có sự có mặt của người được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền thường liên quan tới các công việc ủy quyền không có thù lao, chủ yếu dựa vào uy tính và không quá ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền được thừa nhận rộng rãi nhưng không có văn bản nào quy định cụ thể.
Hợp đồng ủy quyền
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015).
Vậy khi cá nhân đang ở nước ngoài muốn ủy quyền cho người quen ở nhà thực hiện các thủ tục pháp lý thì có thể viết giấy ủy quyền.
Thủ tục lập văn bản ủy quyền khi đang ở nước ngoài
Một số quy định của pháp luật liên quan tới việc chứng thực, công chứng văn bản ủy quyền ở nước ngoài như sau:
Tại Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định về thẩm quyền chứng thực, công chứng văn bản ủy quyền được lập khi đang ở nước ngoài như sau:
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
Vậy khi cá nhân ở nước ngoài muốn lập văn bản ủy quyền có thể đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu công chứng, chứng thực để văn bản ủy quyền đó có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là nội dung bài viết có được lập văn bản ủy quyền khi đang ở nước ngoài không?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Ưu đãi công nghiệp hỗ trợ được áp dụng cho những sản phẩm nào?
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Ưu đãi [...]
Thủ tục niêm yết chứng khoán tại SGDCK Hà Nội hiện nay
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là một trong hai sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay. Vậy thủ tục niêm yết [...]