Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Các hình thức khai thác và sử dụng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được khai thác và sử dụng dưới các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 20/2016/NĐ-CP, bao gồm:
Một là, kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành gửi văn bản đề nghị kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tới cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Hai là, tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định
Cá nhân, tổ chức gửi văn bản đề nghị được truy nhập, tra cứu thông tin trực tuyến về xử lý vi phạm hành chính trên Cổng thông tin điện tử tới cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Ba là, gửi văn bản yêu cầu
Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính gửi văn bản đề nghị được cung cấp thông tin tới cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Trong văn bản phải nêu rõ lý do, phạm vi, mục đích, nội dung thông tin cần được cung cấp và hình thức cung cấp thông tin.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải có văn bản cung cấp thông tin.
Xem thêm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Đối tượng được khai thác và sử dụng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 20/2016/NĐ-CP, các đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
– Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
– Cơ quan thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
– Cơ quan thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
– Cơ quan quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.
– Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
– Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
– Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
Xem thêm: Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Những trường hợp không được cung cấp thông tin
Khi ở trong các trường hợp quy định tại Điều 19 Thông tư 13/2016/TT-BTP, cơ quan có thẩm quyền không cung cấp thông tin. Cụ thể:
– Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính không nêu rõ lý do, phạm vi, mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp và hình thức cung cấp thông tin.
– Yêu cầu cung cấp thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật.
– Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính không có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền hoặc người đứng đầu tổ chức và đóng dấu xác nhận đối với cơ quan, tổ chức hoặc không có chữ ký, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin.
– Mục đích sử dụng thông tin về xử lý vi phạm hành chính không phù hợp với quy định của pháp luật.
– Thông tin đã được cung cấp hai lần theo yêu cầu của tổ chức bị xử phạt hoặc của cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính không thực hiện việc trả chi phí cho việc cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Quy trình cung cấp và tiếp nhận thông tin về xử lý vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Hiến pháp 1946
QUỐC HỘI Số: Không số CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 9 tháng [...]
- Luật 65/2011/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng Dân sự
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về mua bán hàng hoá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam
- Nghị định Số: 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
Luật thủ đô 2012
QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- [...]