Cố ý làm hư hỏng tài sản do mâu thuẫn bị xử lý như thế nào
Cố ý làm hư hỏng tài sản do mâu thuẫn là hành vi vi phạm pháp luật, người cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Các bạn hãy xem bài viết dưới đây nhé.
Các yếu tố cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản
Mặt khách quan
+ Có hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng của tài sản đó.
+ Hậu quả xảy ra được xác định là yếu tố bắt buộc là căn cứ để xác định tội này, nếu hành vi phạm tội nhưng chưa ra gây ra hậu quả gây thiệt hại cho tài sản thì chưa thể cấu thành nên tội.
Mặt chủ quan
+ Động cơ: Người phạm tội thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản với mong muốn sẽ làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản
+ Mục đích: Làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có mục đích khác thì trong trường hợp này việc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích đó và tùy trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được xác định là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại khoản 3, 4 Điều 178 Luật này. Còn người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong tất cả các trường hợp khi có hành vi cố ý.
Khách thể
Hành vi phạm tội tác động đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản.
Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản bị do mẫu thuẫn bị xử lý như thế nào
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
Theo đó, người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, nếu là người nước ngoài vi phạm thì bị trục xuất. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Xử lý hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì tùy vào giá trị tài sản và hành vi cụ thể mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Như vậy, trong mọi trường hợp, khi xảy ra mâu thuẫn các bạn nên bình tình giải quyết, tránh trường hợp không may xảy ra gây hậu quả đáng tiếc. Hãy liên hệ LawKey để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhé.
Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề theo luật
Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Bản chất của loại quyền này? Thay đổi Chủ sở hữu bất động sản [...]
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh
Để việc giao dịch chứng khoán được diễn ra ổn định, cần có một tổ chức giao dịch chứng khoán. Vậy quyền và nghĩa [...]