Công ty môi giới thương mại vốn nước ngoài theo quy định hiện nay
Doanh nghiệp FDI có được phép hoạt động môi giới thương mại không? Công ty môi giới thương mại vốn nước ngoài được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là doanh nghiệp vốn Nhật Bản dự định làm trung gian kết nối các đại lý với khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để thu phí. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty tôi có được thực hiện hoạt động này không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Môi giới thương mại là gì?
Môi giới thương mại là một trong các hoạt động trung gian thương mại – hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định (Điều 3.11 Luật Thương mại).
Điều 150 Luật Thương mại định nghĩa Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI
Theo Điều 3.1 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm một số hoạt động sau đây:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu;
c) Thực hiện quyền phân phối;
d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
đ) Cung cấp dịch vụ logistics;
e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại…
Xem thêm: Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Hoạt động môi giới thương mại không có trong Biểu cam kết WTO/ AFAS nên tùy thuộc vào phạm vi hàng hóa/ dịch vụ môi giới mà việc xin cấp phép có thể gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động môi giới thương mại là hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa nên công ty phải xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương (hồ sơ phải hỏi ý kiến Bộ Công Thương) để được thực hiện với thời hạn 5 năm (Điều 5.1đ, Điều 8.3b và Điều 11.2a Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung tư vấn Công ty môi giới thương mại vốn nước ngoài theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Công ty quảng cáo vốn nước ngoài được quy định như thế nào?
Công ty cho thuê máy móc vốn nước ngoài được quy định thế nào?
Thẩm quyền Hội đồng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
Để thực thi chức năng giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài cũng cần được trao những thẩm quyền nhất định. [...]
Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký đối với một số trường hợp theo quy định mới có hiệu lực pháp lý. Vậy nguyên [...]