Theo Luật doanh nghiệp Công ty TNHH huy động vốn như thế nào?
Huy động vốn là một hoạt động nhằm làm tăng số vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật hiện hành quy định khá nhiều các phương thức để doanh nghiệp có thể huy động vốn tương ứng với đặc điểm loại hình của doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp, đối với công ty TNHH có các hình thức huy động vốn như sau:
1. Đối với công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Theo đó, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ, theo khoản 2 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014 theo một trong hai phương thức sau đây:
– Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm;
– Huy động thêm vốn góp của người khác.
Tuy nhiên, trường hợp công ty tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác để huy động vốn, chủ sở hữu công ty phải chuyển đổi loại hình công ty. Việc chuyển đổi loại hình công ty từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên
Dịch vụ chuyển đổi Công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty cổ phần
2. Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Điều 47 luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH hai thành viên có thể huy động vốn bằng những phương thức như sau:
- Huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ;
- Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thứ nhất, huy động bằng cách tăng vốn điều lệ:
Căn cứ Điều 68 Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
– Một là, tăng vốn góp của thành viên;
– Hai là, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Thành viên công ty chỉ có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Lưu ý: Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Thứ hai, huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014, mặc dù công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần nhưng để linh hoạt hơn trong việc huy động vốn, công ty TNHH vẫn được quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trong đó trái phiếu được hiểu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kì hạn 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Lưu ý: Ngoài hai hình thức huy động vốn kể trên, trong thực tiễn công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có thể lựa chọn các phương thức khác như: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền huy động vốn vay từ các chủ nợ là các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân hàng; Quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,…
Trên đây là các phương thức huy động vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ bị cấm hoặc hạn chế đảm [...]
Đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh khi nào? Hậu quả pháp lý
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được quy định [...]