Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là gì?
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của pháp luật hiện nay.
1. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là gì?
– Theo quy định tại Luật cạnh tranh 2018, cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
– Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể ở đây là hành vi cung cấp thông tin không trung thức về doanh nghiệp khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Mục đích: nhằm làm cho doanh nghiệp này mất uy tín, kéo theo đó mất khách hàng và thu hẹp thị phần là những thiệt hại khó lường đối với bên bị cạnh tranh xấu bằng con đường như vậy.
>>>Xem thêm Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
2.Điều kiện xác định hành vi bị cấm theo quy định pháp luật cạnh tranh
– Chủ thể tiến hành hành vi này có thể là bất kì ai, thông qua bất kì cách thức nào để hạ uy tín của doanh nghiệp doanh nghiệp khác như: thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là trường hợp điển hình về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở dạng này.
– Tuy nhiên, để một hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị cấm, nó phải thoả mãn những điều kiện như sau:
+ Sự cung cấp thông tin đó có phải có đối tượng là chủ thể kinh doanh cụ thể, đang tồn tại và cùng cạnh tranh. Việc cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác phải có mục đích cạnh tranh.
+ Hành vi đó phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Đối tượng của hành vi có thể liên quan đến các mặt của doanh nghiệp như: uy tín, văn hoá doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế – tài chính,…
– Cũng cần phải phân biệt giữa cung cấp thông tin không trung thực với những đánh giá nhận xét về sản xuất, kinh doanh… khác. Đây cũng là vấn đề xuất hiện phổ biến trong thực tiễn kinh doanh.
– Nhận định đánh giá về một chủ thể kinh doanh nào đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá đó không có mục đích cạnh tranh mang nhiều thái độ chủ quan và thông thường không bị cấm dưới giác độ của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
>>>Xem thêm Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? Những loại hành vi hạn chế cạnh tranh?
Các loại hợp đồng đối với nhà thầu theo quy định hiện hành
Nhà thầu sau khi được lựa chọn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng theo một trong bố loại hợp đồng luật định. Các loại [...]
Quy định về căn cứ và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Để tiến hành được hợp lý, chủa đầu [...]