Đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục đăng ký theo quy định mới nhất được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm những giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Xem thêm: Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
Trình tự thực hiện
Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định trên và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
– Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
– Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Bước 2: Tiếp nhận,xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3: Công bố thông tin
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt [...]
So sánh giữa bao thanh toán và chiết khấu?
Bao thanh toán và chiết khấu đều là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng. Bài viết sau đây sẽ so sánh giữa bao thanh toán [...]