Đăng ký bảo hộ sáng chế
Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra chứ không phải là những gì được con người phát hiện ra. Đăng ký bảo hộ sáng chế là giải pháp duy nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với sáng chế tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào thì lại không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng nắm được.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp các căn cứ pháp lý về vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế trong công ty, doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN
Điều kiện đăng ký sáng chế:
Việc đăng ký sở hữu, đăng ký giấy phép… thì chủ thể có yêu cầu đăng ký đều phải cung cấp và thỏa mãn các điều kiện cụ thể theo quy định pháp luật. Đăng ký bảo hộ sáng chế cũng không ngoại lệ, điều kiện để được phép đăng ký như sau:
+ Có tính mới: Hiểu đơn giản là sản phẩm sáng chế chưa từng xuất hiện trong và ngoài nước trước ngày đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên đối với trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên.
+ Có trình độ sáng tạo: Thuộc tính này thể hiện qua việc sản phẩm, công trình sáng chế đó được tạo ra bằng trí tuệ, trình độ, kiến thức khoa học và bằng công sức nghiên cứu mà không phải dễ dàng có được.
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: sản phẩm sáng chế có khả năng hoạt động, áp dụng thực tiễn phù hợp cho các quy trình trong sản xuất công nghiệp như: sản xuất hàng loạt hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.
Trường hợp: Nếu công ty, doanh nghiệp muốn được Bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích thì phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Có tính mới.
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế:
Khi đã thỏa mãn các điều kiện; công ty, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ để có thể thực hiện yêu cầu đăng ký bảo hộ của mình. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ sáng chế được phân thành hai trường hợp khác nhau và hồ sơ yêu cầu khác nhau như sau:
- Trường hợp sáng chế không thuộc sở hữu chung:
1. Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế (mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theoThông tư 01/2007/TT-BKHCN);
2. Bản mô tả (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
3. Bản tóm tắt;
4. Yêu cầu bảo hộ;
5. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
6. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
7. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
8. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung
Trường hợp này thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ sáng chế với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản. (Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ)
Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:
1. Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (mẫu 03-PBVB quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 01/2007 TT-BKHCN).
2. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ sáng chế cho cá nhân hoặcGiấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ sáng chế cho tổ chức (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
3. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký sáng chế bằng cách trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
– Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;
– Thẩm định nội dung: Không quá 18 tháng kể từ ngày công bố Đơn yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế (theo mẫu 03-YCTĐ quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theoThông tư 01/2007/TT-BKHCN_nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc ngày công bố (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn).
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về đăng ký sáng chế trong công ty, doanh nghiệp Lawkey gửi tới bạn đọc.
Phân loại nhãn hiệu
Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng [...]
Quy định của pháp luật về quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí [...]