Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? theo quy định của hiện nay
Pháp luật dân sự quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm những biện pháp nào gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với trường hợp nào?
Đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 ( BLDS) quy định Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự
Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
Lưu ý: Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP cho phép cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
– Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
– Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;
– Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
– Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
– Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.
Lưu ý:
– Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định nêu trên, người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Thời hạn theo quy định này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:
– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
– Qua đường bưu điện;
– Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Trên đây là nội dung Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? theo quy định của pháp luật hiện hành Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
Kinh doanh chứng khoán đang dần trở lên phổ biến hiện nay. Chứng khoán giống như một loại hàng hóa đặc biệt, do đó thủ [...]
Quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
Công ty tài chính ban hành quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh [...]