Đăng ký nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bao gồm những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao?
Điều kiện thực hiện
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của mình cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
– Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
– Có Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
– Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
– Phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
– Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;
– Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép quảng cáo trên bảng quảng cáo ngoài trời
Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, bao gồm:
– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mới nhất
Trình tự cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cho tổ chức, cá nhân theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ trên.
Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Thời hạn này được tính từ ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Cục an toàn thực phẩm phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cục an toàn thực phẩm thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3: Thông báo công khai
Cục an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Đăng ký nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật là gì?
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu ( văn bản, hình ảnh, video …) nhằm mục đích xác định người chủ [...]
Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất
Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất Theo quy định của Luật thương mại 2005, Hội chợ, [...]