Quy định pháp luật về đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
Tàu bay (bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác) cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quốc tịch. Vậy đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014
– Nghị định 68/2015/NĐ-CP
– Nghị định 07/2019/NĐ-CP
Đăng ký quốc tịch tàu bay là gì? Đăng ký quốc tịch tàu bay bao gồm đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
1.Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay
– Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác (trường hợp tàu bay do cá nhân khai thác thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam); tàu bay được thuê mua hoặc thuê theo hình thức thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
– Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
2.Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
– Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài
– Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê – mua hoặc thuê tàu bay
– Đối với tàu bay đã qua sử dụng, khi đăng ký quốc tịch lần đầu phải đáp ứng yêu cầu về tuổi như quy định áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không là gì?
3. Điều kiện tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam
– Tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam
– Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê – mua hoặc thuê tàu bay;
– Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký
– Dấu hiệu quốc tịch Việt Nam của tàu bay bao gồm biểu tượng Quốc kỳ Việt Nam và dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
– Dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam được biểu thị bằng hai (02) chữ cái viết liền “VN” và tiếp theo là dấu gạch nối “-”, một trong các chữ cái sau đây và ba (03) chữ số Ả rập:
a) Chữ “A” đối với tàu bay có động cơ phản lực (Turbofan/Turbojet);
b) Chữ “B” đối với tàu bay có động cơ phản lực cánh quạt (Turboprop);
c) Chữ “C” đối với tàu bay có động cơ piston;
d) Chữ “D” đối với các phương tiện bay khác.
5. Yêu cầu chung đối với việc sơn, gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký tàu bay
– Khi hoạt động, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký.
– Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam không được có dấu hiệu có nội dung hoặc hình thức bảo đảm giống hoặc có thể gây nhầm lẫn với tàu bay mang quốc tịch của quốc gia khác.
– Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về đăng ký quốc tịch tàu bay. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Công văn 797/LĐTBXH-BHXH ngày 09/3/2020 tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn
Công văn 797/LĐTBXH-BHXH ngày 09/3/2020 tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn. BỘ LAO ĐỘNG [...]
Thủ tục tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Để tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục tổ chức lại, giải [...]