Đánh đề nợ nhưng không trả có thể bị xử phạt về tội gì
Chủ đề cho tôi đánh đề nợ, giờ số nợ lớn quá tôi không có tiền trả thì có phải đi tù không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi này nhé.
Những vấn đề cần quan tâm
Những điểm mấu chốt cần quan tâm và làm rõ để trả lời cho câu hỏi trên là:
- Tổng số tiền ghi nợ trên giấy tờ hoặc các tài liệu ghi nhận
- Căn cứ thể hiện người nợ tiền và chủ đề là người tham gia đánh đề và người tổ chức lô đề
- Nội dung trên giấy nợ tiền (nếu có)
- Tài liệu khác thể hiện sự ép buộc kí nợ tiền…
Quy định của pháp luật về mức xử phạt
Không có căn cứ nào chứng minh hai bên tổ chức và thực hiện hành vi đánh lô đề mà chỉ có giấy biên nhận về việc nợ tiền.
Do hai bên đã ký kết giấy biên nhận về việc vay nợ tiền nên bên nợ sẽ phải chịu trách nhiệm trả lại khoản tiền nợ cho bên kia theo đúng thỏa thuận giữa các bên.
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trả nợ là nghĩa vụ của bên vay nợ:
“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp người vay không trả được nợ cho người cho vay thì tùy từng trường hợp, người vay có thể bị người cho vay khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ.
Ngoài ra, bên nợ sẽ có thể bị khởi tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu có các dấu hiệu quy định tại điều này như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…..”
Theo quy định tại Điều này, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp có những căn cứ, bằng chứng chứng minh bên nợ và bên chủ đề tham gia tổ chức và thực hiện các hành vi liên quan đến lô đề, cờ bạc.
Khi đó, cả người nợ và người tổ chức lô đề có thể bị khởi tố về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 321 và Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
Điều 321. Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
Như vậy, do đánh đề là một hình thức cờ bạc, nên trong trường hợp cơ quan điều tra có chứng cứ chứng minh số tiền nợ là tiền thua lô đề thì cả người ký giấy nợ và người cho nợ đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Trên đây là nội dung bài viết Đánh đề nợ nhưng không trả có thể bị xử phạt về tội gì. Nếu có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Lawkey để được sử dụng Dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ các vụ án hình sự nhé.
Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động Theo quy định của Luật vệ sinh, an toàn lao động , Người lao động tham gia bảo [...]
Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân được thực hiện như thế nào? Trường hợp người chấp hành án chết [...]