Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề xất về tài chính của nhà thầu sau khi mở được tiến hành đánh giá theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Vậy việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện ra sao?
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính
Trước khi tiến hành đánh giá, hồ sơ đề xuất về tài chính phải được kiểm tra tính hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
+ Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết;
+ Bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có);
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính.
– Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
Xem thêm: Mở hồ sơ đề xuất về tài chính theo quy định của pháp luật
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính
Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
– Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ;
– Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Xem thêm: Tổ chức lựa chọn nhà thầu được tiến hành như thế nào?
Lựa chọn nhà thầu qua mạng cần áp dụng nguyên tắc nào?
Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu
Đối với những nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính. Việc đánh giá chi tiết được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
– Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
+ Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
+ Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
+ Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
Xem thêm: Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo quy định hiện nay
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện ra sao?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Đầu tư chứng khoán có những lợi ích gì?
Đầu tư chứng khoán đang là một trong những kênh đầu tư rất phổ biến vì mức tỉ suất sinh lời tương đối lớn. Vậy [...]
Quy định của pháp luật về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng. Dưới đây sẽ là một vài quy định [...]