Đất DHT là đất gì?
Đất DHT đất là gì? Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đất DHT là đất gì?
Theo Thông tư 01/2021/TT-BTNMT, DHT là ký hiệu của đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Trong đó, tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định:
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm: đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông, đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử – văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải do Trung ương quản lý.
Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông, đất có di tích lịch sử – văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng do cấp tỉnh quản lý.
Đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở khoa học và công nghệ, đất cơ sở dịch vụ xã hội, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông, đất có di tích lịch sử – văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng và đất chợ do cấp huyện, cấp xã quản lý.
Và Đất DHT thuộc loại đất phi nông nghiệp.
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thế nào?
Tại Điều 35 Luật đất đai 2013 (sửa đổi năm 2018) quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
♣ Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
- Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
- Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
♣ Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;
Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tại Điều 36 Luật đất đai 2013 (sửa đổi năm 2018) quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
♣ Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.
♣ Kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Kế hoạch sử dụng đất an ninh.
>>Xem thêm: Đất CLN là gì?
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định [...]
Biện pháp trưng dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?
Trưng dụng đất là gì? Các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng đất? Thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất [...]