Đặt tên thương mại tương tự công ty khác có vi phạm không?
Trường hợp đặt tên thương mại có một số dấu hiệu tương tự với tên công ty khác có vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn xin tư vấn về vấn đề sau: Công ty TNHH Tacom Việt Nam thành lập và đăng ký vào tháng 7/2005, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên thương mại (tên viết tắt) công ty này hay dùng là Tacom. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp an toàn về phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh từ lâu và cũng có tiếng trên thị trường trong nước. Tháng 10/2009, tôi thành lập công ty và hoạt động chính tại Hà Nội, chuyên mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh và đặt tên thương mại là “Công ty TNHH Ta Com”. Hỏi, việc tôi Đặt tên thương mại tương tự với công ty khác có được không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Các vấn đề pháp lý về tên thương mại
Tên thương mại là gì? Ai có quyền sở hữu ?
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Tên thương mại đáp ứng điều kiện gì sẽ được bảo hộ?
Thứ nhất, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Thứ hai, phải có khả năng phân biệt, cụ thể:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Thứ ba, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ.
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Với tình huống anh/chị thắc mắc, Lawkey xin phân tích khả năng bảo hộ của tên “Công ty TNHH Ta Com” dưới 3 yếu tố theo điều kiện bảo hộ nêu trên gồm:
Thứ nhất, khả năng phân biệt với tên thương mại của chủ thế khác:
– Cấu trúc tên gọi “Ta Com”: gồm 5 ký tự, trong đó, cả 5 kỹ tự đều trùng với tên gọi ” Tacom” và trật tự sắp xếp các từ giống nhau.
– Cách phát âm “Ta Com”: gồm 2 âm “Ta”- “Com”, trùng với cách phát âm của tên gọi “Tacom”
Có thể thấy, tên thương mại của Công ty anh/chị trùng với công ty TNHH Tacom Việt Nam về cấu trúc và cách phát âm.
Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh:
– Đối tượng kinh doanh: thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh
– Đối tượng khách hàng: những cá nhân, tổ chức muốn đảm bảo an toàn tính mạng, an toàn sức khỏe
Từ đó, nhận thấy lĩnh vực kinh doanh của anh/chị có liên quan mật thiết đến công ty TNHH Tacom Việt Nam. Ngoài ra, đối với các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh an ninh là những thiết bị chuyên dụng, người tiêu dùng cần được tư vấn trước khi sử dụng.
Thứ ba, khu vực kinh doanh:
Công ty TNHH Tacom Việt Nam hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Hà Nội. Mà công ty của anh/chị hoạt động kinh doanh ở Hà Nội. Như vậy, khu vực kinh doanh của anh/ chị trùng với khu vực kinh doanh của công ty TNHH Tacom Việt Nam.
Từ những phân tích, lập luận nêu trên, Lawkey kết luận tên gọi “Công ty TNHH Ta Com” của anh/chị không có khả năng phân biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Do vậy, tên gọi đó không được bảo hộ theo Điều 76.
Trên đây là một số nội dung LawKey gửi đến bạn đọc. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey.
Xem thêm: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định hiện nay
Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định một số nội dung cụ thể liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đối tượng [...]
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu là những đối tượng sở hữu công nghiệp mà tổ chức, cá nhân [...]