Đi muộn nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không?
Trường hợp người lao động đi trễ nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thời giờ làm việc là một trong những nội dung trong nội quy lao động
Theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Trật tự tại nơi làm việc;
An toàn, vệ sinh lao động;
Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
Trách nhiệm vật chất;
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Như vậy: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những nội dung cần được quy định rõ trọng nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động cần quy định rõ thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Bên cạnh đó, tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Như vậy: Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 khi xử lý kỷ luật người lao động; không được phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, đồng thời không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Đi trễ nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không?
Như đã đề cập ở trên thì người sử dụng lao động không được cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Do đó, trường hợp người lao động đi trễ nhiều lần trong tháng thì người sử dụng lao động cũng không được cắt lương.
>>Xem thêm: Quy định đi trễ, về sớm: Kế toán, nhân sự, NLĐ cần biết
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cách nhận biết một cuộc đình công theo quy định của BLLĐ
Cách nhận biết một cuộc đình công theo quy định của BLLĐ Đình công ở Việt Nam có lẽ không còn xa lạ gì đối với chúng [...]
Làm sao để xin nghỉ việc đúng luật
LÀM SAO ĐỂ XIN NGHỈ VIỆC ĐÚNG LUẬT Người lao động nghỉ việc là khi hợp đồng lao động giữa người lao động và người [...]