Địa điểm làm thủ tục hải quan ở đâu
ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 22 Luật Hải quan năm 2014, được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định số 08/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 21/01/2015 quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện, những quy định của pháp luật về địa điểm làm thủ tục hải quan có những bất cập hạn chế nhất định. Vì vậy, Nghị định số 59/2018/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan đã có những quy định mới nhằm khắc phục những hạn chế thiết sót của pháp luật. Trong bài viết này, Lawkey giúp quý bạn đọc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về địa điểm làm thủ tục hải quan.
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan ở đâu?
Theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Như vậy, có thể hiểu là địa điểm làm thủ tục hải quan chính là cơ quan hải quan nơi người khai báo nộp hồ sơ hải quan. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ ở đây là trụ sở của cục hải quan, trụ sở của chi cục hải quan. Với quy định này rõ ràng còn nhiều bất cập, chưa hướng dẫn được các trường hợp cụ thể, gây ra nhiều bất cập khi áp dụng thực tiễn. Do đó, để hướng dẫn cụ thể về địa điểm làm thủ tục hải quan trong một số trường hợp cụ thể, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan đã có những điểm bổ sung như sau:
“1. Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật hải quan.
Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại Khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Đối với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, với những bổ sung mới vê quy định địa điểm làm thủ tục hải quan đã giúp giải quyết được những vấn đề bất cập trên thực tế. Đã chỉ rõ địa điểm làm thủ tục hải quan trong một số trường hợp. Điều này đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phi cho người khai báo hải quan, thúc đẩy sự cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa báo gồm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan năm 2014 thì địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
“a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.”
Điều 22 đã liệt kê các địa điểm tiến hành kiểm tra hàng hóa khi thực hiện thủ tục hải quan. Trong đó, Luật đã chỉ định rõ 6 tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan là địa điểm tiến hành các hoạt dộng kiểm tra thực tế đối với hàng hóa, ngoài ra các nhà làm luật cũng dự phòng những trường hợp ngoại lệ nên quyết định trao cho Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định lựa chọn một địa điểm khác ngoài 6 địa điểm nêu trên đến tiến hành kiểm tra hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Liên quan đến địa điểm làm thủ tục hải quan, pháp luật cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bộ máy và bố trí lực lượng tại địa điểm làm thủ tục hải quan
Tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cần phải được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. Theo đó, khoản 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/01/2015 quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan quy định như sau: “Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy và bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan”. Tuy nhiên, hiện nay do những đổi mới, việc quy định một cách chung chung như trên đã gây những khó khăn trong hoạt động áp dụng trên thực tế. Do đó, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan đã sửa đổi bổ sung thêm: “Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết để làm thủ tục hải quan. điều kiện, trình tự thủ tục công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung như quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan”.
Trên đây là những quy định của pháp luật về địa điểm làm thủ tục hải quan. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Quyền tự do ngôn luận là gì?
Quyền tự do ngôn luận là gì? Lợi dụng quyền tự do ngôn luận bôi nhọ danh dự nhân phẩm uy tín người khác bị xử lý thế [...]
Hợp đồng thuê nhà là gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Hợp đồng thuê nhà là gì theo quy định pháp luật? Những lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà theo quy định pháp luật hiện [...]