Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là gì?
Để đảm bảo an toàn, chữ ký điện tử cần được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Vậy dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Luật giao dịch điện tử năm 2005
– Nghị định 130/2018/NĐ-CP
1.Hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là gì?
Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
Hoạt động chứng thực chữ ký điện tử bao gồm:
– Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử.
– Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu.
– Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
2.Nội dung của chứng thư điện tử
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
– Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư điện tử.
– Số hiệu của chứng thư điện tử.
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư điện tử.
– Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng thư điện tử.
– Chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
– Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư điện tử.
– Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
– Các nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
3.Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng được phép thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
c) Sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật, quy trình và nguồn lực tin cậy để thực hiện công việc của mình;
d) Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư điện tử do mình cấp;
đ) Công khai thông tin về chứng thư điện tử đã cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi hoặc bị thu hồi;
e) Cung cấp phương tiện thích hợp cho phép các bên chấp nhận chữ ký điện tử và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư điện tử để xác định chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử;
g) Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc chứng thực chữ ký điện tử;
h) Thông báo công khai và thông báo cho những người được cấp chứng thư điện tử, cho cơ quan quản lý có liên quan trong thời hạn chín mươi ngày trước khi tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
i) Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử do mình cấp trong thời hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi chứng thư điện tử hết hiệu lực;
k) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Khi nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định hiện nay
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được [...]
Thủ tục thành lập trường tiểu học tư thục theo quy định mới nhất
Tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện có thể thành lập trường tiểu học tư thục. Dưới đây là hồ sơ, trình tự, thủ [...]