Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Để hạn chế, phòng ngừa rủi ro của nó, pháp luật quy định buộc các cá nhân, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng điều kiện và phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau đay, LawKey xin gửi đến quý Khách hàng quy định phapr luật tổng quan và dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của chúng tôi.
I . KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CẤP PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Đối tượng phải xin Giấy phép
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Đây là quy định hiện hành tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Chỉ một số cơ sở sản suất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn, Nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể…không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sau đây:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các bước xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1: Chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải tổ chức tập huấn kiến thức ATTP.
Bước 2: Cơ sở nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy theo lĩnh vực hoạt động cụ thể: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Chi cục nông lâm thủy sản hoặc Sở công thương.
II. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN VSATTP
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSATTP;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Danh sách đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.
Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên.
Đoàn thẩm định sẽ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định.
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.
Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục: đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 60 ngày đối với lĩnh vực công Thương và 30 ngày đối với lĩnh vực khác do Chi cục vệ sinh ATTP quản lý..
Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại.
Trong thời hạn 05 – 10 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận.
**Lưu ý
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sẽ thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm..
III. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP CỦA LAWKEY
1. Công việc thực hiện
LawKey sẽ phối hợp với các bộ phận, cá nhân có liên quan của Quý khách hàng để chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ sau đây:
– Cử nhân đến kiểm tra đơn vị, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;
– Soạn thảo hồ sơ và đại diện cơ sở thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận;
– Cùng cơ sở tiếp đoàn kiểm tra;
– Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.
2. Phí dịch vụ:
- Phí dịch vụ trọn gói (nếu thẩm quyền cấp cho cơ sở thuộc sở Y tế hoặc sở Nông nghiệp ) là 15.000.000 VND (Mười lăm triệu đồng).
- Phí dịch vụ trọn gói (nếu thẩm quyền cấp cho cơ sở thuộc Sở công thương) là 20.000.000 VND (Hai mươi triệu đồng).
- Phí dịch vụ trọn gói (nếu thẩm quyền cấp cho cơ sở thuộc cơ quan cấp bộ) là 30.000.000 VND (Ba mươi triệu đồng).
Lưu ý: Phí dịch vụ trên chưa bao gồm VAT.
IV. CÔNG VIỆC CỦA KHÁCH HÀNG
Khách hàng cần phối hợp, cung cấp cho LawKey các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);
- Sơ yếu lí lịch, giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty, hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh
- Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc;
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
- Quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm LawKey gửi tới Quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin vui lòng phản hồi với chúng tôi theo thông tin liên hệ ở đầu thư.
Thỏa thuận giải quyết Trọng tài thương mại có được kiện ra Tòa án?
Tranh chấp thương mại diễn ra phổ biến trong kinh doanh thương mại. Vậy khi tranh chấp xảy ra ai là bên giải quyết mâu thuẫn? [...]
Không mặc áo phao khi đi phà bị xử phạt như thế nào
Không mặc áo phao khi đi phà là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của chính bản thân người đi phà. [...]