Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá
Để áp dụng thuế chống bán phá giá cần những điều kiện gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(Khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, bao gồm:
- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống phá giá
Theo khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Áp dụng thuế chống bán phá giá
- Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về chống bán phá giá.
- Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá.
- Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
(Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
(Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
>>Xem thêm: Đối tượng hàng hóa dịch vụ không phải chịu thuế giá trị gia tăng
Trên đây là bài viết về: Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Tư vấn pháp luật về thuế trọn gói của chúng tôi.
Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài
Hiện nay, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, nhiều công ty con có tiềm [...]
Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Tổ chức kinh tế có thể ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ùy thác. Dưới đây là điều kiện [...]