04 điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng những điều kiện gì? Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm những gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
04 điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015.
Lưu ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm:
Hình phạt chính
♣ Phạt tiền:
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
- Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
♣ Đình chỉ hoạt động có thời hạn:
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
- Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
♣ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
- Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Hình phạt bổ sung
♣ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định:
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
- Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
- Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
♣ Cấm huy động vốn:
– Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
– Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
- Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;
- Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
- Cấm huy động vốn khách hàng;
- Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
- Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
– Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn.
– Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Phạt tiền
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
- Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
>>Xem thêm: Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ tại doanh nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ tại doanh nghiệp Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, [...]
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, [...]