Điều kiện cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Tự doanh gián tiếp đầu tư ra nước ngoài là phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Dưới đây là điều kiện cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đối tượng được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Các tổ chức được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại Điều 13 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, bao gồm:
- Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
- Quỹ đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ (sau đây gọi là quỹ đầu tư chứng khoán), công ty đầu tư chứng khoán.
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Ngân hàng thương mại.
- Công ty tài chính tổng hợp.
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Điều kiện để được tự doanh gián tiếp đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, điều kiện để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cụ thể như sau:
- Tổ chức tự doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (không áp dụng đối với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán);
- Để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Xem thêm: Quy định của pháp luật về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 135/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Điều kiện áp dụng đối với đối tượng này bao gồm:
- Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước;
- Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán
Điều kiện áp dụng đối với đối tượng này bao gồm:
- Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán có quy định cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, thì phải có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
- Tài sản đầu tư ở nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một tổ chức được cấp phép hoạt động lưu ký theo quy định pháp luật nước ngoài và đã ký hợp đồng lưu ký với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát tại Việt Nam của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
Đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp
Điều kiện áp dụng đối với đối tượng này bao gồm:
- Được phép hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế;
- Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
- Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Lưu ý: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định về biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Luật quản lý ngoại thương năm 2017 chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong Luật quy định cụ thể về [...]
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc [...]