Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đáp ứng? Bài viết này sẽ là câu trả lời giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.
Thế nào là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Một trong những ngành nghề kinh doanh đang được khá chú trọng hiện nay đó chính là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thứ nhất là do hệ thống giao thông đường bộ đang được sửa sang, nâng cấp, việc di chuyển bằng ô tô trở nên dễ dàng hơn. Thứ hai là do tính thuận tiện, dễ thực hiện, chi phí hợp lý.
Vậy kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Để được kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện dưới đây.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa tại Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
Một là, đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Trong đó, kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Cơ sở kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.
Hai là, phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng
Để tiến hành kinh doanh vận tải dù là vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa thì đều cần phải có phương tiện vận tải. Pháp luật đặt ra những điều kiên tiên quyết đối với các phương tiện tham gia kinh doanh như sau:
– Có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
– Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.
Ba là, điều kiện của đội ngũ nhân viên
– Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
– Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
– Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Bốn là, điều kiện về nơi đỗ xe
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Năm là, về tổ chức, quản lý
– Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
– Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt cần điều kiện gì?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản tại Việt Nam tương đối nhiều bởi nguồn thu lợi nhuận của nó tương [...]
Điều kiện ký kết hợp đồng theo quy định của Luật đấu thầu
Nhà thầu sau khi được lựa chọn được tiến hành ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc ký kết chỉ được tiến hành khi nhà [...]