Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay bao gồm:
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
– Hỗ trợ Học nghề
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động
– Chủ thể được hưởng chế độ là người sử dụng lao động
– Căn cứ vào điều 3 nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau để được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
+ Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó
+ Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồnglao động với thời hạn dưới 03 tháng.
Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.
+ Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểmđề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.
Trợ cấp thất nghiệp
– Chủ thể được hưởng là người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng lao động
– Điều kiện hưởng:
Căn cứ vào điều 49 Luật việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
e) Chết.
3. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
– Chủ thể được hưởng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời hạn hoặc hợp đồng mùa vụ
– Điều kiện hưởng: NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí
Học nghề
– Chủ thể được hưởng là người lao động nói trên
– Điều kiện hưởng
+ NLĐ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
+ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
+ Chưa tìm được việc làm
Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện để được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì bạn đọc còn thắc mắc, băn khoăn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC
Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm những giấy tờ nào? Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt [...]
Thỏa thuận giải quyết Trọng tài thương mại có được kiện ra Tòa án?
Tranh chấp thương mại diễn ra phổ biến trong kinh doanh thương mại. Vậy khi tranh chấp xảy ra ai là bên giải quyết mâu thuẫn? [...]