Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi đáp ứng các điều kiện cụ thể. Dưới đây là các điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ mới nhất.
Điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP như sau:
– Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
– Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
Xem thêm: Quy định về thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:
– Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2016/NĐ-CP.
– Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.
Lưu ý: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải thực hiện theo quy định này.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ các bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Ai được quyền nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?
Khi cha và mẹ đang trong quá trình chờ Tòa án giải quyết ly hôn, việc phân chia tài sản và quyền nuôi con vẫn chưa được [...]
Quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào
Những cặp vợ chồng có con chung khi ly hôn thì việc nuôi con sẽ do người chồng hay người vợ nuôi ? Quyền nuôi con sau khi ly hôn [...]