Điều kiện kinh doanh mua bán vàng là gì?
Hoạt động kinh doanh mua bán vàng (trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng) hiện nay đang được nhiều người đầu tư. Vậy điều kiện kinh doanh mua bán vàng là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 24/2012/NĐ-CP
– Thông tư 16/2012/TT-NHNN
– Thông tư 38/2015/TT-NHNN
– Thông tư 03/2017/TT-NHNN
1.Điều kiện kinh doanh mua bán vàng
– Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Điều kiện cấp giấy phép bao gồm:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
>>>Xem thêm Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức là gì?
2.Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu)
b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 năm liền kề trước đó.
Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý ngoại hối)
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3.Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
– Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
– Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
– Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng theo quy định.
– Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
– Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
– Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
>>>Xem thêm VI PHẠM CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ CHẾ TÀI LIÊN QUAN
Trên đây là tư vấn của Lawkey về kinh doanh mua bán vàng. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Kinh doanh dịch vụ tư vấn và quản lý bất động sản
Bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp môi giới bất động sản, tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh dịch vụ tư vấn và quản [...]
Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá sau khi được thành lập để đi vào hoạt động cần đáp ứng các điều kiện luật định. Dưới [...]