Kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng những điều kiện nào?
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sản xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Vậy thì thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng những điều kiện nào?
Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo
Nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ, pháp luật Việt Nam đã mở rộng đối tượng được phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể hóa tư tưởng đó là quy định tại Điều 3 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, theo đó, thương nhân Việt Nam và thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đều có thể kinh doanh. Trong đó:
Đối với thương nhân Việt Nam
Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Để được kinh doanh xuất khẩu gao, thương nhân cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
– Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
– Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Lưu ý:
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh nói trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo định kỳ vào ngày 20 hàng tháng tới Bộ Công Thương về tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.
Xem thêm: Xử lý với trường hợp thiếu chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% thuế gtgt với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng những điều kiện nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách mới nhất
Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách mới nhất Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, [...]
Ưu đãi công nghiệp hỗ trợ được áp dụng cho những sản phẩm nào?
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Ưu đãi [...]