Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài
Hiện nay, để thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cần đáp ứng những điều kiện nào?
Định nghĩa tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
Điều 2.8 và Điều 2.9 VBHN 48/VBHN-NHNN định nghĩa như sau:
- Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
- Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài và được kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động
Điều 20.4 Luật các tổ chức tín dụng quy định văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;
b) Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Các thủ tục cần làm sau khi được cấp Giấy phép thành lập
Theo các Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng, các thủ tục sau khi được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài gồm:
Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động
Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 29, Điều 31.1a và Điều 31.1c Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Lưu ý, kèm theo hồ sơ phải có bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Công bố thông tin hoạt động
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:
1. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
2. Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
3. Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
4. Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
5. Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
6. Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Lưu ý:
- Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động;
- Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
Trên đây là nội dung tư vấn Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài
Hỏi cung bị can được tiến hành khi nào?
Hỏi cung bị can được tiến hành khi nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bị can là ai? Theo Khoản 1 Điều [...]
Làm thế nào để bảo vệ vật chứng trong vụ án hình sự?
Vật chứng là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vậy làm thế nào để bảo vệ vật chứng trong [...]