Điều kiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba
Điều kiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba hiện nay được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba
Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đảm bảo các điều kiện như sau:
- Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm.
- Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm);
- Phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
- Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.
Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba
Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
♣ Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán;
Là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
♣ Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;
Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
Hóa đơn điện tử do tổ chức được ủy nhiệm lập là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế và phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm;
Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết về việc ủy nhiệm lập hóa đơn. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì bên ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn;
Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (sau đây gọi là hóa đơn điện tử không có mã) thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
Bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm lập hóa đơn điện tử ủy nhiệm theo đúng thực tế phát sinh, theo thỏa thuận với bên ủy nhiệm và tuân thủ nguyên tắc tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC.
>>Xem thêm: Tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến hủy hóa đơn điện tử
Trên đây là bài viết về: Điều kiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn (Mẫu số 03 -TSCĐ) Mục đích: Xác nhận [...]
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tiến hành kê khai như thế nào?
Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất là gì? Thuế tiêu thụ đặc biệt được tiến hành kê khai như thế nào? [...]