Quy định pháp luật về điều lệ của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng là trung gian tài chính chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay. Vậy điều lệ của tổ chức tín dụng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức tín dụng năm 2010
Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
– Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
1. Nội dung chủ yếu trong điều lệ của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
i) Người đại diện theo pháp luật;
k) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
l) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
n) Các trường hợp giải thể;
o) Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
2.Đăng ký Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng thương mại
– Trường hợp, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, ngân hàng thương mại phải đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
– Ngân hàng thương mại gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị xác nhận đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của ngân hàng thương mại, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc thay đổi nội dung Điều lệ (đính kèm phụ lục chi tiết nội dung tại Điều lệ hiện hành, nội dung đề nghị được sửa đổi, bổ sung và căn cứ pháp lý để sửa đổi, bổ sung).
b) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên thông qua việc sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ. Trong đó, Nghị quyết phải nêu rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung.
c) Điều lệ đã bao gồm các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng thương mại.
d) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để làm rõ các vấn đề được đề nghị bổ sung (nếu có).
– Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có trách nhiệm xác nhận đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Ngân hàng thương mại bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
– Trường hợp phát hiện nội dung của Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ không phù hợp với các quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
>>Xem thêm Điều kiện đăng ký làm ngân hàng thanh toán, ngân hàng giám sát
3.Nội dung chủ yếu trong điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
e) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên;
g) Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
i) Nguyên tắc trả lương, phụ cấp và thù lao công vụ, xử lý các khoản lỗ, chia lãi theo vốn góp, công sức đóng góp của thành viên và mức độ sử dụng dịch vụ của tổ chức tín dụng; nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ;
k) Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích lũy;
l) Các trường hợp và thủ tục về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
m) Thủ tục sửa đổi Điều lệ.
Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.
>>Xem thêm Thủ tục mở tài khoản ngân hàng trong Công ty cổ phần
Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?- Luật Lawkey
Di chúc thể hiện mong muốn của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Ngoài di chúc được [...]
Có được kết hôn với người khác nếu chồng bỏ nhà đi biệt tích không?
Có được kết hôn với người khác nếu chồng bỏ nhà đi biệt tích không? Pháp luật quy định thế nào về quyền của người [...]