Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học tư thục
Trường trung học tư thục có thể bị đình chỉ hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Nghị định 46/2017NĐ-CP. Cụ thể về việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học tư thục được quy định như sau:
Các trường hợp đình chỉ hoạt động
Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học tư thục được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục;
– Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
– Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử;
– Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục
Khi trường trung học tư thục có sự vi phạm về một trong các điều kiện để hoạt động giáo dục thì người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường.
Lưu ý: Người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học tư thục chính là người có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học tư thục quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Cụ thể là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với trường trung học cơ sở) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường trung học phổ thông).
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trình tự, thủ tục đề nghị hoạt động trở lại
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Hồ sơ đề nghị hoạt động trở lại của trường trung học tư thục chỉ cần có tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại.
Trình tự cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện như trình tự xin phép hoạt động giáo dục của trường trung học tư thục.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học tư thục” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật là gì?
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận [...]
Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề xất về tài chính của nhà thầu sau khi mở được tiến hành đánh giá theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. [...]