Định đoạt Tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thế nào
ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI THẾ NÀO
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
Việc quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Còn vấn đề định đoạt tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được định đoạt tài sản của mình
Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý“.
Khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình quy định “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ“.
Theo quy định trên, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình định đoạt tài sản riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ. Chỉ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật mới cần người đại diện theo pháp luật (Cha, mẹ hoặc người Giám hộ) của người từ đủ 15 tuối đến chưa đủ 18 tuổi đồng ý.
2. Những trường hợp định đoạt tài sản của Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi định đoạt tài phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015, đối với các giao dịch định đoạt tài sản sau đây của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi định đoạt tài sản riêng mà tài sản đó là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh. Trong trường hợp này, giao dịch của người từ đủ mười lắm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân gia đình.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc. Trong trường hợp này, việc lập di chúc phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ, đây là điều kiện bắt buộc để di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được coi là hợp pháp theo khoản 2 Điều 625 và Khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là quy định của pháp luật về định đoạt tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi LawKey gửi đến bạn đọc.
Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch soạn thảo sẵn
Việc công chứng được thực hiện đối với các hợp đồng, giao dịch và bản dịch. Đối với mỗi đối tượng khác nhau [...]
Có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền
Tóm tắt câu hỏi Dạ em chào các luật sư. Cho em hỏi vấn đề ủy quyền như sau: Công ty A có ủy quyền cho anh B thu gom nông [...]