Xử lý trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động
Những nội dung người sử dụng lao động cần biết về báo tăng lao động để tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt khi chậm báo tăng lao động theo quy định.
Thời hạn báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Theo khoản 1 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày khi có sự thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng bảo hiểm xã hội. Nếu quá thời hạn báo tăng lao động doanh nghiệp phải nộp phạt theo quy định.
Trường hợp báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Theo Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tăng lao động đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là tăng số lượng người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Một số trường hợp doanh nghiệp phải báo tăng lao động đối với cơ quan bảo hiểm như sau:
+ Doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động với người lao động
+ Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại;
+ Người lao động hết thời hạn được tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
+ Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm trở lại;
+ Người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng đi làm trở lại, …v.v..
Mức phạt khi doanh nghiệp chậm báo tăng lao động
Theo điểm Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp chậm báo tăng lao động đối với cơ quan bảo hiểm thì mức phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Đồng thời, doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội còn buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm chậm nộp từ 30 ngày trở lên: Doanh nghiệp bị buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung bài viết Xử lý trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp được chậm thanh toán lương cho nhân viên trong bao lâu?
Doanh nghiệp được chậm thanh toán lương cho nhân viên trong bao lâu? Hãy cùng Chìa Khoá Pháp luật tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn [...]