Doanh nghiệp tư nhân huy động vốn theo Luật doanh nghiệp
Huy động vốn là một hoạt động nhằm làm tăng số vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình của doanh nghiệp mà pháp luật quy định các phương thức huy động vốn khác nhau. Luật doanh nghiệp quy định với loại hình doanh nghiệp tư nhân huy động vốn như sau:
1.Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
+ Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.
+ Về pháp lý, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn thành lập công ty không?
Quy định vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
2. Doanh nghiệp tư nhân huy động vốn như thế nào?
Từ những đặc điểm trên cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế. Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp đầu tư và tự đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trong doanh nghiệp tư nhân, do không có sự tách bạch trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp. Vì vậy, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp.
Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có phương thức duy nhất là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lấy những tài sản khác của mình để đầu tư, hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách vay vốn của tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản vay đó.
Trên đây là bài viết về hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân, nếu có thắc mắc vui lòng liện hệ Lawkey để được giải đáp.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động của địa điểm kinh doanh công ty cổ phần
Thủ tục tạm ngừng hoạt động của địa điểm kinh doanh công ty cổ phần Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh [...]
Những nguồn vốn cần có khi thành lập doanh nghiệp
Bất kể doanh nghiệp ở hình thức nào thì một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh [...]