Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vậy những đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay là ai?
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Cụ thể như sau:
Đối tượng xử phạt | Nội dung xử phạt |
Công dânViệt Nam | – Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; – Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính; – Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao. |
Tổ chức | Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra |
Cá nhân, tổ chức nước ngoài | Những đối tượng này khi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. |
Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đang được áp dụng hiện nay
Điều kiện xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức thuộc các đối tượng quy định trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với những tổ chức có hành vi vi phạm nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu
Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH CỘNG HOÀ [...]
Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ [...]