Đối tượng và thời hạn sử dụng trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là một loại hợp đồng được quy định trong luật sở hữu trí tuệ. Vậy pháp luật quy định thế nào về loại hợp đồng này? Đối tượng và thời hạn sử dụng trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả được hiểu thế nào?
Đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Thời hạn sử dụng các quyền nhân thân, tài sản trong hợp đồng liên quan mật thiết đến thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể như sau:
Đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể gồm các quyền dưới đây:
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Quyền của người biểu diễn
– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
– Quyền của tổ chức phát sóng
Xem thêm: Quyền của tổ chức phát sóng
Quy định của pháp luật về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Trường hợp không được phép chuyển quyền sử dụng
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân của mình cho người khác.
Về nguyên tắc, quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác được do đó nó không thể trở thành đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, cũng giống như đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng, đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao gồm quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn, quyền tài sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức phát sóng.
Xem thêm: Quy định về quyền của người biểu diễn
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng mà bên sử dụng và bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan phải thỏa thuận cụ thể. Trong thời hạn sử dụng, bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mới có quyền sử dụng và khi hết thời hạn đó thì không có quyền sử dụng nữa. Trường hợp bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đó.
Tuy nhiên, thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan còn có mối liên quan mật thiết với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả, quyền liên quan là loại quyền có thời hạn bảo hộ (trừ quyền nhân thân gắn liền với tác giả). Do đó, thời hạn của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan do các bên thỏa thuận phải trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.
Xem thêm: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung Đối tượng và thời hạn sử dụng trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Bên thứ ba khi sử dụng tác phẩm có phải trả thù lao cho người biểu diễn không?
Người biểu diễn tác phẩm có quyền hưởng thù lao từ tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cuộc biểu diễn trực tiếp [...]
Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và được hưởng các quyền theo pháp luật [...]