Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
Để tiến hành đầu tư được thuận lợi thì việc xây dựng dự án đầu tư ban đầu là điều cần thiết. Dưới đây là khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư.
Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014. Theo đó, dự án đầu tư được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Căn cứ vào dự án đầu tư, chúng ta biết được thông về nhà đầu tư, các dự định, dự án mà nhà đầu tư sẽ tiến hành.
Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư. Đồng thời, dự án đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.
Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định mới nhất
Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
Về cơ bản thì dự án đầu tư có một số đặc trưng như:
Một là, dự án đầu tư có thời gian tồn tại hữu hạn
Một dự án đầu tư khi xây dựng có thể là dự án ngắn hạn hay dài hạn. Và dù là thời gian thực hiện dài hay ngắn thì chúng đều hữu hạn. Cụ thể hơn:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Hai là, dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng
Bất kể là dự án đầu tư bạn xây dựng thuộc lĩnh vực nào, thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí ước tính như thế nào,…thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì người việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.
Ba là, dự án đầu tư có thể chuyển nhượng
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật đầu tư 2014. Bao gồm:
– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
Xem thêm: Một số quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật mới nhất
Những chính sách ưu đãi đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của công ty tài chính
Công ty tài chính tổng hợp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối để thực hiện hoạt động [...]
Giải quyết hưởng lương hưu trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
Giải quyết hưởng lương hưu trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành? [...]